VĂN BẢN HỢP NHẤT LÀ GÌ ? 07 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VĂN BẢN HỢP NHẤT
Văn bản hợp nhất gắn liền với việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Bạn đang xem: Văn bản hợp nhất là gì

Văn bản hợp nhất là gì?
Văn bản hợp nhất là thuật ngữ nói về văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung. Văn bản hợp nhất tập hợp các nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh hợp nhất văn bản văn bản quy phạm pháp luật 2012.
Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất được xác định như thế nào?
Theo quy định, văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Tuy nhiên, việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Bên cạnh đó, văn bản hợp nhất cũng không thuộc hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật căn cứ theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Như vậy, có thể hiểu văn bản hợp nhất là một loại văn bản có giá trị sử dụng và tham khảo trong quá trình áp dụng, thi hành pháp luật, văn bản hợp nhất không làm thay đổi hiệu lực và giá trị pháp lý của các văn bản được hợp nhất.
Ảnh chụp phần đầu của Văn bản hợp nhất Bộ luật Lao động
Văn bản hợp nhất có sai sót thì xử lý như thế nào?
Sai sót làm nội dung văn bản hợp nhất khác với văn bản được hợp nhất: Áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất.
Nếu phát hiện sai sót trong văn bản hợp nhất thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có sai sót gửi kiến nghị đến cơ quan thực hiện việc hợp nhất để kịp thời xử lý; trường hợp không xác định được cơ quan thực hiện việc hợp nhất thì gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp thông báo ngay đến cơ quan có trách nhiệm xử lý sai sót.
Thời hạn xử lý kiến nghị: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan thực hiện việc hợp nhất phối hợp với cơ quan Công báo xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất và thực hiện việc đính chính trên Công báo theo quy định của pháp luật về Công báo.
Lưu ý: Văn bản hợp nhất đã được xử lý sai sót phải được đăng trên Công báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan.
Hiện nay, để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đòi hỏi nhà nước phải ban hành các quy định pháp luật mới, đáp ứng và phản ánh yêu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật dẫn đến người dân không nắm được văn bản nào hết hiệu lực. Do đó, cần có một văn bản tổng hợp được những nội dung của cả văn bản mới và văn bản cũ còn hiệu lực đề dễ dàng tra cứu, tránh việc nhầm lần, sử dụng văn bản pháp luật đã hết hiệu lực. Bài viết dưới đây của ACC về Văn bản hợp nhất là gì? (cập nhật mới nhất 2022) hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Văn bản hợp nhất là gì? (cập nhật mới nhất 2022)
Nội dung bài viết:
I. Khái niệm văn bản hợp nhất
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13 hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 03 năm 2012: “Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung.”
Văn bản hợp nhất là một thuật ngữ pháp lý dung để chỉ những văn bản được ban hành thông qua việc tổng hợp những điều luật còn hiệu lực và những điều luật không còn phù hợp và được sửa đổi, bổ sung một số nội dung bằng một văn bản khác.
Văn bản hợp nhất được hình thành sau khi hợp nhất giữa văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi bổ sung, trong đó là tổng hợp những nội dung đã được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật nhất định.
Theo quy định, văn bản hợp nhất là một văn bản độc lập, được áp dụng thực tế để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, những nội dung trong văn bản hợp nhất không được trái với nội dung trong văn bản được hợp nhất.
II. Văn bản hợp nhất có phải văn bản pháp luật không?
Một văn bản được cơ quan thẩm quyền ban hành, quá trình thực thi do tác động của nhiều yếu tố kinh tế – xã hội mà có những quy định không còn phù hợp nên cơ quan này đã ban hành văn bản khác để sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản hiện hành. Có văn bản được sửa đổi, bổ sung không chỉ 1 lần. Như vậy với trường hợp văn bản luật không bị sửa đổi, bổ sung thì ta chỉ phải đọc trên 1 văn bản đó, nếu có sửa đổi, bổ sung ta phải đọc cùng lúc nhiều văn bản, cái ban hành lần đầu, cái sửa lần hai, cái sửa lần ba…
Việc đó gây khó cho người tra cứu, sử dụng. Luật Ban hành VBQPPL đã yêu cầu: VBQPPL sửa đổi, bổ sung phải được hợp nhất với VBQPPL được sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, sau đó năm 2012 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh hợp nhất VBQPPL.
Bên cạnh đó thì việc xác định ngày hiệu lực của văn bản hợp nhất không theo một nguyên tắc thống nhất nào mà có bao nhiêu văn bản thì có bấy nhiêu cách xác định hiệu lực khác nhau. Trong khi văn bản pháp luật lại được quy định ngày có hiệu lực rõ ràng, cụ thể để đối tượng liên quan áp dụng. Đây là một điểm dễ thấy để nói rằng văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật do đó cũng không có giá trị pháp lý.
III. Đối tượng, phạm vi áp dụng kỹ thuật hợp nhất văn bản
Các văn bản được áp dụng kỹ thuật hợp nhất bao gồm văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản được sử đổi, bổ sung. Về bản chất thì đây là văn bản được tổng hợp giữa nội dung của văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản được sửa đổi, bổ sung. Đó là việc thay thế, sửa đổi những nội dung không còn phù hợp ở văn bản cũ, được thay thế, bổ sung bằng một văn bản mới.
Sau khi hợp nhất văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung thì văn bản hợp nhất sẽ chứa đựng những quy phạm pháp luật, trong đó chỉ rõ những điều khoản không bị thay thế, bổ sung và những điều khoản đã được thay thế, bổ sung và hiệu lực của từng văn bản này. Trong văn bản hợp nhất, những điều khoản đã được sửa đổi, bổ sung sẽ đứng ở cuối trang.
Việc ghi lại nội dung của các điều khoản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế trong văn bản hợp nhất cần phải được xem xét. Nếu số lần sửa đổi ít thì có thể làm theo cách này, nhưng cùng với sự thay đổi của pháp luật, số lần thay đổi nhiều thì không thể làm theo cách này, chỉ nên đưa ra những ghi chú có tính chất hướng dẫn để người sử dụng có thể tra ngược lại văn bản được sửa đổi, bổ sung, ví dụ như trích dẫn số công báo hoặc một hình thức nào khác.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Văn bản hợp nhất là gì? (cập nhật mới nhất 2022). Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Văn bản hợp nhất là gì? (cập nhật mới nhất 2022), quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.