Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên Là Gì ? Đặc Điểm, Phân Loại Và Đặc Điểm

-

Trong hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp không khói này. Trong đó, tài nguyên du lịch tự nhiên chiếm vị trí cốt lõi, nền tảng trong ngành du lịch. Vậy tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm những yếu tố nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết này nhé.

Bạn đang xem: Tài nguyên du lịch tự nhiên là gì


Các khái niệm liên quan

Tài nguyên là một nguồn hoặc nguồn cung cấp từ đó một lợi ích được tạo ra và có một số tiện ích. Các tài nguyên có thể được phân loại theo mức độ sẵn có của chúng – chúng được phân loại thành các tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không tái tạo.

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm những yếu tố nào?

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và các yếu tố có mức độ hấp dẫn cao, phản ánh môi trường địa lý của chúng và có thể được định giá cho mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.


*
*

Tài nguyên du lịch tự nhiên


Các nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên

Hiện nay tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm 3 nhóm chính, bao gồm: tài nguyên địa hình – địa chất – địa mạo; tài nguyên khí hậu; tài nguyên nước; tài nguyên sinh vật.

Tài nguyên địa hình – địa chất – địa mạo

Địa hình là nơi diễn ra tất cả các hoạt động của con người cũng các loài sinh vật sinh sống trên Trái Đất. Vì thế, địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên. Địa hình được hình từ quá trình địa chất, địa mạo lâu dài. Địa hình là cơ sở quan trọng để hình thành nên các loại tài nguyên du lịch khác trong tổng thể hoạt động du lịch. Địa hình có nhiều dạng như địa hình đồng bằng, miền núi địa hình vùng đồi, địa hình Karst, địa hình ven bờ biển. Tạo điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình du lịch.

Tài nguyên khí hậu

Tài nguyên khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất không khí, bức xạ mặt trời. Tài nguyên này có mục đích khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Khi khai thác tài nguyên khí hậu, cần phải phân tích, đánh giá ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của con người và các động, thực vật. Những khu vực có khí hậu tốt, “sóng yên biển lặng” sẽ ảnh hưởng tích cực đến con người. Từ đó, sẽ thu hút được nhiều du khách lựa chọn dể tham quan và nghỉ dưỡng.

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước bao gồm nước ngầm và nước mặt. Nước mặt là nước ở trên mặt đất, bao gồm đại dương, biến, suối, thác nước. Đay là nguồn tài nguyên có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên nước ngầm cũng cực kỳ quan trọng, thích hợp cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh,…

Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật bao gồm nguồn động, thực vật. Đây là nguồn tài nguyên khổng lồ có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp không khói này. Trong hoạt động du lịch, tàu nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt với sự đa dạng, phong phú của nó. Tài nguyên thực vật tạo nên nhiều phong cảnh đẹp, sinh động. Tài nguyên động vật làm giàu thêm thêm tính đa dạng của du lịch. Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều loại hình du lịch như Du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch bền vững,… và nhièu loại hình mới nổi khác.

Hệ động thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch. Nó tạo nên cảnh sắc sinh động, tô điểm cho cảnh quan thiên nhiên. Một nguồn động thực vật phong phú, đa dạng sẽ lôi cuốn và hấp dẫn khách du lịch.

Vai trò của tài nguyên du lịch tự nhiên

Cũng giống như tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên du lịch tự nhiên là nền tảng quan trọng để phát triển các loại hình du lịch khác. Các tài nguyên du lịch tự nhiên có phát huy được vai trờ của mình thì lúc đấy mới thu hút được các du lịch. Từ đó, đáp ứng nhu cầu của du khách, tạo nên điểm khác biệt, đặc trưng của từng địa danh, quốc gia.

Tài nguyên du lịch tự nhiên là một trong những yếu tố cơ bản nhất góp phần hình thành sản phẩm du lịch. Bất kỳ sản phẩm du lịch nào cũng có thể được tạo ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng tài nguyên du lịch được coi là cần thiết nhất, chúng giúp tạo nên những điểm rất riêng cho từng địa danh, quốc gia.

Tài nguyên du lịch tự nhiên có vai trò cực kỳ quan trong trong phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng, nghiên cứu,…. Đây là bộ phận tất yếu, không thể thiếu trong điều kiện hình thành và phát triển du lịch.

Trên đây là những kiến thức liên quan về tài nguyên du lịch tự nhiên, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm những yếu tố nào. Hy vọng với kiến thức bổ ích này, bạn đã có thể trau dồi thêm cho mình nhiều thông tin thú vị này nhé.

Tài nguyên du lịch (tiếng Anh: Travel resources) là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được khách du lịch.

Tài nguyên du lịch

Khái niệm

– Tài nguyên du lịch trong tiếng Anh được gọi là Travel resources.

Xem thêm:

– Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch.

Các nhà nghiên cứu về du lịch đưa ra khái niệm sau: Mọi nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của khách du lịch được ngành du lịch tận dụng để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch.

Nói một cách khác, đã là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được khách du lịch thì gọi chung là tài nguyên du lịch. Đây là một khái niệm rất rộng và rất bao quát, rất thiết thực.

Phân loại tài nguyên du lịch

Người ta cũng chia ra 3 loại tài nguyên du lịch, đó là:

– Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, phong cảnh..v.v, có thể nói chung là tất cả những gì thiên nhiên ban tặng con người.

– Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Đó là những di sản do con người tạo ra qua nhiều thế hệ và để lại cho các thế hệ mai sau.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật..v.v.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống..v.v.

– Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

Ví dụ như: các sự kiện thể thao thế giới, các cuộc thi hoa hậu thế giới và khu vực, các hội nghị chính trị – kinh tế như: Hội nghị APEC, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN….v.v.

Các nhà khoa học cũng chia ra làm:

+ Tài nguyên du lịch hiện thực (tức là có khả nămg khai thác)

+ Tài nguyên du lịch tiềm năng còn chưa khai phá

Chỉ có tài nguyên du lịch hiện thực mới có giá trị du lịch và mới có thể phát triển ngành du lịch.

Khu du lịch và điểm du lịch

Trên cơ sở của việc phân loại các tài nguyên du lịch, các nhà kinh doanh du lịch đã xây dựng các khu du lịch, các điểm du lịch.

– Khu du lịch: Khu du lịch là đơn vị cơ bản của công tác qui hoạch và quản lí du lịch, là không gian có môi trường đẹp, cảnh vật tương đối tập trung, là tổng thể về địa lí lấy chức năng du lịch làm chính.

Để trở thành khu du lịch phải thoả mãn được hai điều kiện

+ Thứ nhất, tài nguyên du lịch trong khu du lịch có qui mô nhất định và tương đối tập trung.

+ Thứ hai, có cơ sở đáp ứng nhu cầu du lịch như: ăn, ở, đi lại tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm của khách du lịch…

– Điểm du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các loại động thực vật; là kết quả sáng tạo do con người xây dựng nên, đó là bảo tàng, di tích cổ đại, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nước, du lịch săn bắn, du lịch leo núi (mạo hiểm) và những nơi nghỉ mát.

Chính phủ sẽ xác định các điểm du lịch và sự hấp dẫn về mặt du lịch tại các điểm đó.

Xây dựng một điểm du lịch và sự hấp dẫn du lịch còn phải chú ý những điểm sau

+ Có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa tại địa phương

+ Đảm bảo gìn giữ được các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán đang tồn tại tại địa phương

+ Giữ gìn được môi trường sinh thái

+ Đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững, 2007, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội)