QUẢN LÝ CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ THEO PHONG CÁCH KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬT 2023

-

Nhiều người hỏi tôi rằng “Cùng là một nước châu Á tại sao văn hóa bán hàng của người Nhật lại có đẳng cấp như vậy?”. Sẽ có nhiều kiến giải khác nhau…



*

Trong mắt của phần lớn người nước ngoài, xã hội Nhật Bản có tính “khép kín” và “không dễ dãi” với người ngoại quốc. Tuy nhiên, có một điểm chung mà hầu hết người nước ngoài sống ở Nhật và du khách đến Nhật đều chia sẻ, đó là sự ngưỡng mộ đối với phong cách bán hàng kiểu Nhật Bản.Trong xã hội Nhật Bản hiện đại, sự “quy chuẩn hóa” dường như là một đặc điểm nổi bật. Đi khắp nước Nhật, vào bất cứ cửa hàng nào dù lớn hay nhỏ, về cơ bản bạn cũng sẽ thấy phong cách phục vụ khách hàng của người bán giống hệt nhau.

Bạn đang xem: Phong cách kinh doanh của người nhật 2023

Khách hàng là “thần thánh”


Nếu như người Việt hay nói “khách hàng là thượng đế” thì người Nhật tư duy rằng “khách hàng là thần thánh”. Truy tìm nguồn gốc của tư duy này trong văn hóa Nhật Bản sẽ là điều thú vị, nhưngcá nhân tôi suy đoán rằng có lẽ người Nhật coi trọng khách hàng vì đơn giản nghĩ rằng “khách hàng là người mang lại tiền bạc và lợi nhuận cho bản thân”. Trong lối tư duy này, lợi nhuận mà người bán thu được sẽ tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng của khách hàng.

Xã hội Nhật Bản kể từ thời Minh Trị đã tiếp nhận văn minh phương Tây mạnh mẽ và rộng khắp. Cuộc cải cách dân chủ thời hậu chiến sau 1945 một lần nữa xác lập thể chế dân chủ và khuyến khích các tổ chức dân chủ.

Tuy nhiên, như nhiều học giả nhìn nhận, về cơ bản xã hội Nhật Bản vẫn là xã hội dựa trên các quan hệ theo chiều “dọc” với sự phân chia thứ bậc trên dưới chặt chẽ. Trong quan hệ người bán- người mua trật tự “trên-dưới” cũng được xác lập, mà “quyền uy” thuộc về khách hàng.

Trong mối quan hệ mà khách hàng là “bề trên” này, những lời chào, lời nói dành cho khách hàng đương nhiên là kính ngữ. Những câu hỏi của khách hàng được giải đáp đến mức tối đa và những phản ứng của khách hàng được tiếp nhận trước tiên bằng lời “xin lỗi”.

Trong những vụ việc liên quan đến các lỗi lầm của nhân viên hay sản phẩm, chuyện chủ cửa hàng quỳ xuống hoặc cúi rạp người xin lỗi khách không phải là chuyện lạ.Trừ các trường hợp “đặc biệt”, chuyện nhân viên bán hàng to tiếng với khách hay thể hiện sự khó chịu ra mặt là rất hiếm.


Kiềm chế cảm xúc bản thân và tôn trọng khách hàng có lẽ là một “quy chuẩn” phổ quát dành cho những người bán hàng ở Nhật. Chuyện “cháo chửi”, “phở chửi”, “bún mắng” ở Nhật rất hiếm. Bảy năm sống ở Nhật tôi chưa từnggặp, nghe hay đọc thấy chuyện đó, cho dù đọc báo, xem ti vi cũng thấy có những công ty hay cửa hàng có những hành vi lừa đảo khách hàng.

Thực hiện lễ nghi nghiêm ngặt

Trong văn hóa Nhật, “chào hỏi xã giao” là yếu tố được coi trọng. Đối với người bán hàng nó có ý nghĩa sống còn. Thật không thể tin nổi nếu như một cửa hàng hay một nhân viên bán hàng nào đó ở Nhật không biết nói “xin chào quý khách” khi khách bước vào và “cảm ơn quý khách” khi khách dời đi.

Tôi có đọc một cuốn sách của nhà báo người Nhật Suzuki Kenji, trong đó ông giải thích, từ chỉ chào hỏi xã giao (aisatsu) ban đầu vốn có hàm nghĩa “mở ra” và “tiến sát lại gần”. Có nghĩa là “mở rộng tấm lòng bản thân” để “tiếp xúc với người đối diện”.

Có hai chi tiết trong thực tế rất đáng chú ý. Đó là những chiếc máy bán hàng tự động ở Nhật cũng biết nói lời cảm ơn khi khách mua hàng, và những hình vẽ hay ảnh chụp các nhân vật dán trước cửa hàng đều trong tư thế mỉm cười hoặc chắp tay cúi đầu chào khách.

Những người Việt sống lâu ở Nhật khi trở về Việt Nam mua hàng đôi khi có cảm giáchẫng hụt khi bước vào cửa hàng nào đó ở quê nhà màthiếu vắng nụ cười, tiếng chào nơi nhân viên.Hoặc mua hàng xong cũngít khi nhận được một lời cảm ơn, dù đã mua cả lượng hàng hóa lớn.

Có lần khi ngồi đợi máy bay ở sân bay Nội Bài, tôi trò chuyện với một nhóm các du khách Nhật Bản gồm những phụ nữ 60-70 tuổi sang Việt Nam du lịch, ai cũng lỉnh kỉnh nón, áo và các thứ quà bánh mua ở Việt Nam. Tò mò tôi hỏi cảm tưởng về chuyến du lịch ở Việt Nam. Sau rất nhiều lời khen, bao gồm cả những lời khen có tính chất xã giao, một bác bảo: “Đồ ăn của Việt Nam ngon nhưng thái độ của nhân viên phục vụchưa tốt”. Hóa ra bác không hài lòng vì nhân viên phục vụ trong các nhà hàng khi đưa món ăn ra bàn không hề giải thích đó là món gì và cũng không nói “chúc quý khách ngon miệng”.

Tôn trọng cam kếtChuyện này trong một tháng gần đây tôi có hai trải nghiệm. Một người bạn của tôi mua ở cửa hàng đồ cũ một chiếc tủ lạnh loại lớn. Sau khi dùng vài ngày, bạn phát hiện ra tủ lạnh làm lạnh không tốt và nhờ tôi (bạn tôi không biết tiếng Nhật) cùng đến cửa hàng để mong họ đổi cho chiếc khác.Ông chủ cửa hàng xin lỗi, nói rằng hiện không có tủ lạnh kích cỡ tương tự, rồi quyết định cho xe đến tận nhà lấy lạihàng và trả lại số tiền bạn tôi đã bỏ ra.Trong giải quyết rắc rốimua bán, người Nhật trước hết phải dựa trên các cam kết, sau đó mới tính đến “thông cảm”. Bù lại người bán hàng ở Nhật về cơ bản tôn trọng cam kết đối với khách hàng. Những sản phẩm được bảo hành sẽ được bảo hành đầy đủ.Khách hàng trúng thưởng khuyến mại sẽ nhận được đúng như những gì đã “quảng cáo”. Hàng lỗi, hỏng khi trả lại sẽ được chủ cửa hàng xin lỗi và đổi cho hàng mới hoặc hoàn trả tiền.

Thứ hai làchuyện vợ tôi mua áo phông cho con nhưng khi về con mặc không vừa phải trả lại. Chủ cửa hàngcũng vui vẻ trả lại tiền vì không còn chiếc nào kích cỡ phù hợp, dù trình độ tiếng Nhật của vợ tôi chỉ đủ nghe và nói được hai từ “xin lỗi” và “cảm ơn”.

Xem thêm: Cách để trưởng thành hơn trong tình yêu, 8 mẹo hay nhất

Rất khó để biết cảm xúc thực sự của người bán hàng khi khách hàng đến phàn nàn về chất lượng sản phẩm hoặc trả lại hàng. Nhưng thái độ lịch sự và tôn trọng cam kết của họ nói lên rằng họ hướng đến lợi ích dài lâu. Họ thừa hiểu, trong thời đại hiện nay, sự khó chịu của một khách hàng có thể truyền đến hàng ngàn khách hàng khác thông qua vô số phương tiện truyền tin.

Phong cách bán hàng đó đến từ đâu?

Xét về diện tích, nếu trừ đi đảo Hokkaido, nước Nhật cũng có diện tích tương đương Việt Nam nhưng hàng hóa nước Nhật bán khắp thế giới. Khách du lịch nước ngoài đến Nhật Bản mua hàng ngày một nhiều. Ngoài chất lượng hàng hóa thì phong cách bán hàng của người Nhật cũng là một yếu tố quan trọng tạo ra thành công.

Nhiều người hỏitôi rằng “Cùng là một nước châu Á tại sao văn hóa bán hàng của người Nhật lại có đẳng cấp như vậy?”. Sẽ có nhiều kiến giải khác nhau và nhiều người sẽ nhắc đến yếu tố “dân trí” như yếu tố chủ đạo. Nhưng tôi nghĩ khác. Dân trí là một từ trừu tượng mang hàm ý “phân biệt đối xử” và người Nhật rất ít dùng.

Từ trải nghiệm của mình, tôi cho rằng văn hóa bán hàng ở Nhật suy cho cùng bắt nguồn từ nhận thức của người Nhật về vị trí của đất nước mình: một đất nước nhỏ hẹp, nghèo tài nguyên lại nằm giữa biển khơi, muốn tồn tại và phát triển phải dựa vào thương mại. Trong xã hội với nhận thức phổ biến ấy, thương nhân có vị trí quan trọng và giàu trí tuệ.

Trên cái nền có tính “lịch sử” ấy, tự do thông tin và xã hội pháp quyền đã điều chỉnh mối quan hệ người bán và người mua theo hướng tích cực. Văn hóa bán hàng mà cũng có thể nói là nghệ thuật bán hàng nói trên đã góp phần làm cho nước Nhật giàu có và văn minh.

*
" data-medium-file="https://i1.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/cds.png?fit=300%2C172&ssl=1" data-large-file="https://i1.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/cds.png?fit=1024%2C588&ssl=1" data-lazy-srcset="https://i1.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/cds.png?resize=150%2C150&ssl=1 150w, https://i1.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/cds.png?resize=85%2C85&ssl=1 85w, https://i1.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/cds.png?resize=80%2C80&ssl=1 80w, https://i1.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/cds.png?zoom=3&resize=80%2C80&ssl=1 240w" data-lazy-sizes="(max-width: 80px) 100vw, 80px" data-lazy-src="https://i1.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/cds.png?resize=80%2C80&ssl=1&is-pending-load=1" srcset="
GODlh
AQABAIAAAAAAAP///y
H5BAEAAAAALAAAAAABAAEAAAIBRAA7" />
*
" data-medium-file="https://i0.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/1_79225.jpg?fit=300%2C200&ssl=1" data-large-file="https://i0.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/1_79225.jpg?fit=1000%2C665&ssl=1" data-lazy-srcset="https://i0.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/1_79225.jpg?w=1000&ssl=1 1000w, https://i0.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/1_79225.jpg?resize=300%2C200&ssl=1 300w, https://i0.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/1_79225.jpg?resize=768%2C511&ssl=1 768w, https://i0.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/1_79225.jpg?resize=220%2C146&ssl=1 220w, https://i0.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/1_79225.jpg?resize=50%2C33&ssl=1 50w, https://i0.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/1_79225.jpg?resize=113%2C75&ssl=1 113w, https://i0.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/1_79225.jpg?resize=960%2C638&ssl=1 960w, https://i0.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/1_79225.jpg?resize=722%2C480&ssl=1 722w" data-lazy-sizes="(max-width: 722px) 100vw, 722px" data-lazy-src="https://i0.wp.com/cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2019/09/1_79225.jpg?fit=722%2C480&ssl=1&is-pending-load=1" srcset="
GODlh
AQABAIAAAAAAAP///y
H5BAEAAAAALAAAAAABAAEAAAIBRAA7" />

Ngày nay, các doanh nghiệp thường gặp phải tình trạng quá tải trong công việc, phân chia công việc không đều, không có đủ thời gian hoàn thành công việc, dẫn đến hiệu suất công việc bị giảm đi đáng kể. Nổi tiếng vì luôn hết lòng vì công việc, người Nhật luôn giữ ngọn lửa đam mê trong mình hực cháy bất kể là làm việc gì. Họ tận tâm, tận tuỵ vì công việc và lúc nào cũng cố gắng để hoàn thành tốt trách nhiệm của mình bởi họ quan niệm “sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống”. Họ cảm thấy hạnh phúc vì được làm việc, được cống hiến cho xã hội. Sau đây là một số phương pháp quản lý công việc theo phong cách người Nhật.

1. Xây dựng phương pháp làm việc hiệu quả 

Phương pháp quản lý bằng bảng KANBAN

Mô hình Kanban vẫn là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Phương pháp Kanban được phát triển ở Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ 2 và được ông M.OHNO áp dụng ở Toyota Motor từ những năm 1959 và đến nay vẫn được Thế giới tin dùng

Phương pháp Kanban

Nguyên tắc của phương pháp này rất đơn giản. Công việc của bạn sẽ được đặt trên 3 cột: 

To do (kế hoạch): Đầu tiên bạn cần lập kế hoạch công việc trong ngày/tuần và đặt trên trạng thái To do. Điều này sẽ giúp bạn có được trình tự và thực hiện công việc bài bản hơnDoing (đang thực hiện): Khi quyết định làm việc gì, ta sẽ chuyển công việc sang cột Doing và ghi thời gian lên trên từng công việc. Tránh để các công việc chồng chéo lên nhau sẽ gây mất tập trung và không biết nên làm gì ưu tiên.Done (đã hoàn thành): Khi làm xong việc gì thì chuyển sang cột Done, lưu ngày hoàn thành trên từng công việc để phục vụ công tác báo cáo và đánh giá về sau. Việc đặt một công việc sang cột Done chứ không vứt đi sẽ giúp bạn nhìn thấy được tiến độ công việc, tạo giá trị thúc đẩy bản thân.

Phương pháp quản lý công việc theo quy tắc HORENSO

Ho
Ren
So
là từ viết tắt của ba chữ gồm: 

Hokoku: Nghĩa là báo cáo; Renraku: Trao đổi Và Sodan: Hỏi ý kiến.

Trong công việc, phải báo cáo định kỳ cho cấp trên. Thường xuyên trao đổi, bàn bạc với đồng nghiệp và cấp dưới. Cuối cùng là phải hỏi ý kiến cấp trên trước khi quyết định làm gì đó. Ho
Ren
So nghĩa là chủ động trong công việc.

Bất cứ tổ chức nào của Nhật cũng tuân thủ thực hiện phương pháp Horenso. Họ chỉ ra rằng chính Horenso là phương pháp ngăn ngừa rủi ro một cách hệ thống nhất và hiệu quả nhất.

Học tập cách quản lý công việc của người Nhật

2. Sẵn sàng học hỏi và tôn trọng mọi người

Giá trị tập thể là văn hoá làm việc nổi bật nhất của người Nhật Bản thế nên thay vì bảo thủ với quan điểm cá nhân, họ biết cách kiềm hãm cái tôi để tôn trọng quyết định của nhóm. Khi làm việc nhóm, họ cũng luôn tôn trọng mọi người và rút kinh nghiệm bản thân nếu hoàn thành chưa tốt. Họ đảm bảo mọi người đều có tiếng nói và dựa trên cuộc thảo luận chung để kết lại vấn đề mà mọi người đều cảm thấy hài lòng. Họ cũng không ngần ngại học hỏi, lắng nghe ý kiến của người đi trước, Trong văn hóa của mình, người Nhật luôn đề cao sự hiểu biết, từng trải và kinh nghiệm của người đi trước. Kể cả khi bạn làm sếp nhưng nếu nhỏ tuổi hơn thì bạn vẫn phải tôn trọng ý kiến của họ. Nguyên tắc làm việc của người Nhật là đặt phép lịch sự lên hàng đầu, đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp nâng cao hiệu quả công việc. 

3. “Vực dậy” tinh thần bằng những câu khẩu hiệu 

Dù sao thì tác phong làm việc của người Nhật vẫn rất nhanh nhẹn, chủ động và vì tập thể nên nếu có một cá nhân chán nản, họ sẽ “lên dây cót” bằng cách hô vang những khẩu hiệu theo văn hoá công ty. Bên cạnh đó, vào mỗi buổi sáng, người Nhật sẽ có khoảng thời gian họp mặt ngắn để khen ngợi, nhắc nhở, động viên,… nhau cho ngày làm việc thêm tràn năng lượng.

(Jikkuri Ikouyo) – Cố lên, thoải mái lên nào!

て / 踏 (Funbatte / Funbare) – Hãy tiếp tục cố gắng/ Đừng từ bỏ 

Áp dụng đúng phương pháp quản lý công việc tạo nên hiệu quả công việc cao

4. Đúng giờ

Người Nhật rất nghiêm khắc với bản thân về chuyện giờ giấc. Đúng giờ là một đức tính cần thiết ở một xã hội văn minh, nó nói lên độ tin cậy và tinh thần tôn trọng người khác. Đúng giờ thể hiện tinh thần trách nhiệm, lối sống khoa học và sự chuyện nghiệp trong công việc của một người. Đây cũng là đức tính giúp họ luôn quản lý và hoàn thành công việc một cách hiệu quả 

5. Nói lời cảm ơn 

Thêm một nét đẹp không chỉ có trong văn hóa làm việc mà còn hiện diện ở đời sống người Nhật chính là cảm ơn. Dù chỉ là câu đơn giản nhưng nó lại khiến người nói lẫn người được nhận cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Nói lời cảm ơn thể hiện một cách cư xử có văn hóa, đây là hành vi lịch sự trong quan hệ xã hội, trong mối quan hệ với cộng đồng. Nói lời cảm ơn đồng nghĩa với việc bạn có ý thức về bản thân mình, tôn trọng người khác và và biết quý trọng sự giúp đỡ của mọi người. Đây là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng.

Đọc thêm

Hiện tượng iphone 11 ra mắt- Ai cũng cần phải thay đổi 

Đạo kinh doanh của Doanh nhân huyền thoại Hồ Tuyết Nham- Ai cũng có ngày mưa không mang dù 


Chiến lược (16)Chuyển đổi số (60)Chỉ số KPI (17)Chỉ tiêu KPI (33)CMCN 4.0 (17)Công nghệ (102)Công nghệ và cuộc sống (52)digii
KPI (23)digii
MS (20)Hệ thống KPI (15)hệ thống lương (15)Hệ thống lương 3p (23)Khung năng lực (35)khóa học (33)khóa học quản trị nhân sự (15)khóa đào tạo (37)kpi (63)kpi là gì (58)Lương 3p (20)Nghiên cứu thị trường (86)Phương pháp nghiên cứu thị trường (18)Phần mềm (59)Phần mềm ERP (15)Phần mềm khung năng lực (14)Phần mềm KPI (25)Phần mềm nhân sự (38)Phần mềm quản lý (28)Phần mềm quản lý KPI (17)Phần mềm quản lý nhân sự (29)quản lý nhân sự (25)quản trị nhân sự (28)Tin cfldn.edu.vn (24)Tư vấn doanh nghiệp (20)Tư vấn hệ thống quản lý (16)Tư vấn KPI (18)Tư vấn Quản lý (22)Xu hướng (14)Xu hướng thị trường (14)Đào tạo in-house (19)Đào tạo kỹ năng (27)Đào tạo public (15)Đào tạo quản lý (55)Đánh giá năng lực (17)đào tạo (31)đào tạo trực tuyến (20)
cfldn.edu.vn Management Consulting Co.Floor 15, Viwaseen Building, 48 To Huu St., Nam Tu Liem, Ha noi, Vietnam