CẢNH SÁT HÌNH SỰ LÀ GÌ ? NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CA HÌNH SỰ

-
Tôi muốn hỏi, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an nhân dân gồm có những cơ quan nào? Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm nào? - Câu hỏi của anh Thế Huy đến từ Lâm Đồng
*
Nội dung chính

Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an nhân dân gồm có những cơ quan nào?

Căn cứ vào Điều 5 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an nhân dân như sau:

Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh).

Bạn đang xem: Cảnh sát hình sự là gì

2. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện).

Như vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an nhân dân gồm có:

- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;

- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;

- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.

Bên cạnh đó, Điều 18 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Công an nhân dân như sau:

(1) Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an gồm có:

- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;

- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);

- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;

- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;

- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).

(2) Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có:

- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;

- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Phòng Cảnh sát hình sự);

- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;

- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;

- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).

(3) Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện gồm có:

- Đội Điều tra tổng hợp;

- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Đội Cảnh sát hình sự);

- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ;

- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy.

*Căn cứ tình hình tội phạm và yêu cầu thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập từ một đến bốn đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện quy định tại Khoản này; quyết định giải thể, sáp nhập, thu gọn đầu mối các đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.

*

Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an nhân dân gồm có những cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm nào?

Căn cứ vào Điều 21 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.3. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.4. Kiểm tra, hướng dẫn Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Như vậy, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện tiến hành:

Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV Bộ luật Hình sự 2015 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.

Nếu vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện nhưng xảy ra trên địa bàn nhiều huyện thì cơ quan nào sẽ tiến hành điều tra?

Căn cứ vào Điều 20 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 21 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra.3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Như vậy, khi một vụ án tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra thì Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh sẽ tiến hành Điều tra.

Còn nếu một vụ án thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh mà có những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra;

Các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại thì Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an sẽ tiến hành Điều tra theo quy định tại Điều 19 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.

Khác với cảnh sát hình sự, công an hình sự vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể về khái niệm. Vậy công an hình sự có thể hiểu như thế nào và nhiệm vụ của cơ quan này được quy định ra sao? Hãy cùng Công ty Luật Dragon tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Những Cách Trốn Nghĩa Vụ Quân Sự Hiệu Quả Nhất Là Đây, Khó Tin Những Chiêu Trốn Nghĩa Vụ Quân Sự

1. Công an hình sự là gì?

Như đã đề cập, khái niệm công an hình sự vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên theo Luật công an nhân dân thì công an hình sự là bộ phận trực thuộc công an nhân dân nên nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này sẽ được căn cứ dựa trên nhiệm vụ chung của công an nhân dân.

*

Công an hình sự điều tra và tóm gọn “ổ” ma túy

Theo đó, công an hình sự là bộ phận chuyên về trinh sát cũng như các hoạt động điều tra theo quy định pháp luật về điều tra tội phạm hình sự. Mục đích của hoạt động trên là nhằm phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm xâm phạm đến trật tự, an toàn và an ninh xã hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công an hình sự

Là một phần của công an nhân dân nên nhiệm vụ của của công an nhân dân nói chung và công an hình sự nói riêng sẽ bao gồm:

Thu thập thông tin, phân tích và đưa ra đánh giá cũng như đề xuất về đường lối,chính sách, pháp luật…với Đảng và nhà nước.

Kết hợp bảo vệ an ninh quốc gia và đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia.

Chủ động phòng ngừa, đấu tranh và ngăn chặn các âm mưu, hoạt động của kẻ thù địch xâm phạm đến hòa bình và trật tự an ninh quốc gia.

Thực hiện công tác điều tra phòng chống tội phạm, chống khủng bố, bạo loạn.

Thực hiện quản lý về an ninh mạng, đấu tranh phòng chống và loại bỏ các phần tử xấu, khủng bố an ninh mạng và quy định pháp luật về an ninh mạng.

Quản lý thi hành án hình sự, quản lý các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc hay các trường giáo dưỡng. Đồng thời tham gia tổ chức thi hành các bản án, quyết định hình sự.

Xử lý các hành vi vi phạm hành chính, quản lý xử phạt và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành trong trường hợp cần thiết hoặc có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây chỉ là một vài nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản mà công an hình sự sở hữu trong quá trình hoạt động và thi hành công vụ, để biết thêm nhiệm vụ của cơ quan trên, bạn đọc có thể tham khảo quy định về quyền hạn của công an nhân dân tại luật công an nhân dân hiện hành.

3. Thẩm quyền của lực lượng cảnh sát hình sự

Là đơn vị điều tra tội phạm trực thuộc công an nhân dân Việt Nam, cảnh sát hình sự có những thẩm quyền sau đây:

Thực hiện các biện pháp trinh sát và các hoạt động điều tra nhằm phòng ngừa, ngăn chặn cũng như phòng chống tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, an ninh xã hội.

Thực hiện tuần tra và truy bắt bắt đối tượng có hành vi gây rối trật tự an toàn xã hộ
I, đấu tranh, phòng ngừa và trấn áp tội phạm.

Báo cáo tình hình lên cơ quan cấp trên sau khi tiếp nhận tố giác hay tin báo về các tội phạm từ người dân hay cơ quan báo chí. Khi có chỉ định từ cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiến nghị và khởi tố theo yêu cầu.

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp đối với các hành vi phạm tội sau khi thu thập các chứng cứ, tài liệu để đảm bảo có thể giải quyết kịp thời theo quy định pháp luật.

Chịu trách nhiệm điều tra các vụ án hình sự cũng như tiến hành thẩm định vụ án theo sự phân công của thủ trưởng.

Để đảm sự nhanh chóng cũng như chính xác và khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì tuân thủ hiến pháp và pháp luật là yêu cầu đặt ra với các chiến sĩ cảnh sát hình sự.

4. Hệ thống tổ chức của công an nhân dân

Là lực lượng nòng cốt của quốc gia trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, công an nhân nhân có hệ thống tổ chức gồm các thành phần là bộ công an, công an tỉnh, công an huyện và công an xã.

*

Công an nhân dân khen thưởng cho chiến sĩ có thành tích cao trong chiến dịch phòng chống tội phạm ma túy

Trong đó công an xã thuộc cấp cơ sở và được bố trí tại các đơn vị hành chính thuộc xã, thị trấn nhằm đảm bảo an toàn, trật tự và an ninh tại địa bàn xã, thị trấn.

Để hiệu quả được tối ưu hơn, bộ công an đã thành lập đồn, trạm công an và các đơn vị độc lập khác để bố trị tại các địa bàn cần thiết. Điều này không chỉ giúp quá trình bảo vệ trật tự, an ninh xã hội được hiệu quả hơn mà còn giúp răn đe, phòng ngừa các tệ nạn xảy ra tại các địa bàn nói trên.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty Luật DragonHotline:1900.599.979

gmail.com

Văn phòng Luật sư tại Hà Nội:Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng Luật sư tại Long Biên:số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng:Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.