CÁCH TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT TRONG KINH DOANH 2023, BA XU HƯỚNG LỚN CỦA BÁN LẺ NĂM 2023

-

Tạo sự khác biệt mà không đem lại giá trị vượt trội cho khách hàng thì sự khác biệt đó cũng không có ý nghĩa.

Bạn đang xem: Cách tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh 2023

Cả lý thuyết lẫn thực tiễn đều coi trọng vai trò của sự khác biệt. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố này trong kinh doanh. Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi mọi startup (người/doanh nghiệp khởi nghiệp) đều phải tìm kiếm lối đi riêng và sự khác biệt.

Khác biệt hay là chết?

Uber gia nhập thị trường vận chuyển hành khách, các hãng taxi truyền thống khắp thế giới lao đao. Tại Việt Nam, khi Uber và Grab cùng nhảy vào, các ông lớn ngành taxi đang "làm mưa làm gió” bỗng trở thành những kẻ thất thế, mất dần miếng bánh thị phần vào tay hai đối thủ mới xuất hiện.


Link bài viết

Uber và Grab đang thắng thế, và sự thắng thế này nhờ vào lợi thế cạnh tranh mà hai "tân binh" này có được. Nhiều người nói chiến thắng ngoạn mục này là nhờ vào mô hình kinh doanh khác biệt. Và chính sự khác biệt hóa (differentiation) đã đem chiến thắng đến cho hai đối thủ mới này. Hầu như ai cũng nghĩ vậy!

Thế Giới Di Động phát triển như vũ bão với hàng nghìn cửa hàng trên toàn quốc. Chuỗi cửa hàng này bứt phá ngoạn mục, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cùng lĩnh vực và có cùng đặc thù kinh doanh. Thế Giới Di Động rõ ràng đã tạo ra sự khác biệt trong mắt người tiêu dùng. Và nhiều chuyên gia marketing cũng nhìn nhận như vậy. Chính sự khác biệt trong cung cách phục vụ, phương thức quản lý chuỗi cửa hàng... đã tạo lợi thế cạnh tranh cho Thế Giới Di Động. Hầu hết mọi người đều tin như thế!

Sách vở, tài liệu về marketing và chiến lược kinh doanh đều viết về sự khác biệt hóa. Khác biệt hóa cũng là một trong ba chiến lược phổ quát (generic strategy), theo Michael E. Porter - người được xem là cha đẻ của chiến lược cạnh tranh. "Khác biệt hay là chết?" đã trở thành câu khẩu hiệu hầu như doanh nghiệp và người tiêu dùng nào cũng biết.

Một quán bún bò mới ra đời, để cạnh tranh với các quán bún bò lân cận, nó cần có gì đó khác biệt. Một quán cà phê vỉa hè mới xuất hiện, muốn lấy khách từ các quán bên cạnh, nó cũng cần có gì đó khác biệt. Rồi một cửa hàng quần áo thời trang ở một khu vực chuyên kinh doanh quần áo thời trang, một nhà hàng trên một dãy phố có nhiều nhà hàng cũng thế.

Lớn hơn nữa là một thương hiệu nước giải khát, một thương hiệu ô tô..., tất cả đều cần có sự khác biệt để cạnh tranh và chiến thắng. Ngay cả việc bán giá rẻ hơn đối thủ, nhờ vị thế dẫn đầu về chi phí thấp, cũng là một sự khác biệt về giá.Cả lý thuyết lẫn thực tiễn đều coi trọng vai trò của sự khác biệt. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố này trong kinh doanh.

Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi mọi startup đều phải tìm kiếm lối đi riêng và sự khác biệt. Không ai muốn bắt chước, không ai muốn đi vào lối mòn của những "người khổng lồ” đi trước (vì biết là không thể thắng nổi). Và tất nhiên, sự khác biệt luôn đòi hỏi óc sáng tạo, sự liều lĩnh, táo bạo và lòng kiên trì. Thế nhưng, liệu khác biệt thôi đã đủ chưa?

Khác biệt là yếu tố quan trọng nhưng không là tất cả

Giả sử Uber và Grab với mô hình kinh doanh khác biệt, công nghệ khác biệt, nhưng với những tài xế thiếu nhiệt tình, thái độ hống hách vì cho rằng mình là chủ xe (không phải người lái xe thuê), thì liệu sự khác biệt đó có đem lại thành công cho hai hãng taxi công nghệ này?

Nhà tôi nằm trên con đường cứ thỉnh thoảng lại có một hiệu ăn được mở với cái tên và những món ăn lạ lẫm. "Quán bò Texas" chẳng hạn, với món bò nướng "không đụng hàng" mà suốt con đường và cả khu vực lân cận không có quán thứ hai. Khác biệt không? Chắc chắn là có!

Từ tên gọi đến sản phẩm đều khác biệt. Vậy sao chỉ cầm cự được hai tháng thì quán phải đóng cửa? Rồi xuất hiện thêm một quán "Vịt quay Bắc Kạn" cũng lạ, cũng đặc biệt, nhưng cũng chỉ trụ được vài tháng. Sau đó đến quán "Canh cá Quỳnh Côi" (tên một huyện của tỉnh Thái Bình) cũng rất khác biệt và cũng chỉ tồn tại được già nửa năm...

Còn nhớ những bia tươi đóng chai, bột nêm không bột ngọt, cà phê dành cho nữ giới từng xuất hiện ở Việt Nam. Khác biệt không? Có chứ, vì chưa ai làm, chưa ai có. Thế nhưng những sản phẩm ấy giờ đâu rồi?

Hãy tham khảo góc nhìn sau: Khác biệt tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Và trong nhiều trường hợp, sự khác biệt (theo nghĩa có gì đó khác thường trong mắt người tiêu dùng) cũng không phải là yếu tố quyết định.

Người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua một sản phẩm (hay dịch vụ) tương tự, không có gì khác biệt của công ty này mà không mua của công ty khác. Tại sao? Đó là vì khi mua một sản phẩm hay dịch vụ, người ta nhìn vào giá trị, ở đây là giá trị cảm nhận. Giá trị cảm nhận là hiệu số của tổng lợi ích khách hàng nhận được, bao gồm lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính, trừ đi tổng chi phí khách hàng bỏ ra, bao gồm tiền bạc, thời gian, năng lượng, tâm lý.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Kết Nối Micro Không Dây Cho Bộ Dàn Hát Karaoke

Nếu giá trị cảm nhận của một sản phẩm là số dương, tức tổng lợi ích nhận được cao hơn tổng chi phí bỏ ra, và nếu giá trị này đủ cao, đủ hấp dẫn (hơn của đối thủ), thì cho dù sản phẩm đó không có gì khác biệt, người tiêu dùng vẫn sẽ chọn mua nó.

Nếu sản phẩm của bạn không có gì khác biệt, hãy chú trọng vào nhiều khía cạnh khác (chất lượng, giao hàng, thanh toán, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, chính sách bảo hành...), làm sao cho hiệu số của tổng giá trị mang lại cho khách hàng trừ đi tổng chi phí bỏ ra của khách hàng là cao nhất. Khi đó bạn sẽ có cơ may thắng thế.

Mở lối đi riêng, tập trung vào tạo sự khác biệt là cách nhiều doanh nghiệp đang làm. Tuy nhiên, tạo sự khác biệt mà không đem lại giá trị vượt trội cho khách hàng thì sự khác biệt đó cũng không có ý nghĩa. Hãy mở lối đi riêng bằng cách tạo ra tổng giá trị cảm nhận cao nhất cho khách hàng. Khi đó, dù khác biệt hay không khác biệt, doanh nghiệp vẫn sẽ có cơ hội giành chiến thắng.

Ưu đãi tháng tư - Rinh quà siêu bự cùng cfldn.edu.vn với combo quà tặng giá trị tới 67 triệu đồng/khách hàng
Trong kinh doanh, mỗi nhà quản lý sẽ có những chiến lược khác nhau, một trong những bí quyết để kinh doanh thành công đó là tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đôi khi, rẽ ngang một lối khác lại là hướng đi đúng đắn nhất thay vì dẫm lên vết xe mà người trước đã đi.

1. Đừng cố cạnh tranh về giá

Rõ ràng, cạnh tranh về giá cả là cuộc đua không có hồi kết, thậm chí nếu không khéo léo trong chiến lược cạnh tranh này, nhiều doanh nghiệp có thể gặp thất bại thảm hại. Vậy tại sao lại không chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hơn là chạy đua với đối thủ để giảm giá sản phẩm đến mức thua lỗ?

Chất lượng sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng nhất để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, chất lượng sản phẩm chính là một trong những chiến lược cạnh tranh cơ bản của rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Nhờ chất lượng sản phẩm dịch vụ cao làm tăng danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp, giữ được khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng thị trường, tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.

2. Hãy quan tâm đến doanh thu hơn là chi phí

*

Đẩy mạnh doanh thu sẽ mang lại cho công ty bạn nhiều giá trị hơn là ghìm chi phí xuống. Theo cách đó, tiết kiệm chi phí có thể giúp bạn được phần nào nhưng việc này cũng khó có thể duy trì được lâu. Chẳng hạn như: Có nhiều doanh nghiệp đắn đo việc làm lại logo chỉ vì chi phí bỏ ra quá cao, nhưng đừng nên nghĩ theo hướng đó. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn bỏ ra một số tiền đáng kể trong trường hợp này sẽ kéo theo nhiều hiệu ứng tích cực như việc khách hàng thay đổi cách nhìn về website của bạn bởi logo thu hút, đối tác cảm thấy hài lòng khi làm việc với một công ty có thương hiệu chuyên nghiệp…Chỉ với việc tiết kiệm một khoản phí nhỏ trước mắt thôi cũng có thể khiến cho công việc kinh doanh của bạn gặp nhiều khó khăn và hạn chế sự phát triển, và những thiệt hại mà nó đem lại cho bạn thường kéo dài ngoài sức tưởng tượng.

3. Tự tạo ra thị trường cho sản phẩm của bạn

Trong kinh doanh, một nguyên tắc thường nghe thấy đó là “Hãy bán thứ mà thị trường cần”. Nhưng có những lúc “Người tiêu dùng còn chẳng biết họ muốn gì ” thì việc chúng ta tạo ra sản phẩm sẽ khiến hình thành thị trường tiêu thụ mới. Quan điểm này xuất hiện trong cách làm việc của Steve Jobs, ông luôn quan niệm tạo ra thứ gì đó thật hấp dẫn và khác biệt đến mức không thể cưỡng lại được và sau đó nói với thị trường rằng đó là cái họ cần. Ví dụ như khi mọi người đang hài lòng với máy nghe nhạc MP3, Steve tung ra i
Pod. Ngay lập tức, thiết bị này đã nâng nhu cầu của thị trường lên một cấp bậc mới.

4. Luôn linh động

*

Chúng ta chỉ nên coi những nguyên tắc giống như chiếc la bàn thay vì coi nó là bản đồ. Nếu bạn đi lạc trong rừng, có la bàn tức là bạn sẽ luôn xác định được hướng đi, cũng tương tự như vậy, coi các nguyên tắc kinh doanh như là một chiếc la bàn thì bạn sẽ luôn có được những chiến lược kinh doanh hướng về một mục tiêu nhất định, trên đường đi, dù bạn có gặp khó khăn gì như đâm vào cây hay rơi xuống vách núi thì bạn vẫn có thể quay về.

Những nguyên tắc luôn mang tính chất định hướng chứ nó không hoàn toàn đúng trọng mọi trường hợp, điều đó đồng nghĩa với việc “nguyên tắc là không còn nguyên tắc nào”. Đôi khi áp dụng một cách khác biệt những nguyên tắc trong kinh doanh sẽ là chiến lược thành công mà bạn có được.