Cách Quản Lý Phòng Kinh Doanh 2023 Chi Tiết Và Download Miễn Phí

-

Theo chuyên gia tài chính, lạm phát gia tăng, giá tiêu dùng tăng vọt, các vấn đề về chuỗi cung ứng, sự bất ổn trên thị trường toàn cầu và tình trạng thiếu lao động sẽ sớm dẫn đến một cuộc suy thoái. Vậy doanh nghiệp thời điểm này cần có những chiến lược gì để đương đầu với biến động kinh tế?

*

Kinh tế suy thoái, doanh nghiệp thường hành động theo hai hướng chính: hoặc là giảm bớt các dự định, và áp dụng những biện pháp phòng vệ để cắt giảm chi phí. Mục tiêu đơn giản là vượt qua được suy thoái, hay cố gắng bảo toàn được nguồn thu và tăng trưởng hiện thời; hoặc là nhanh chóng chuyển hướng chiến lược, tấn công đối thủ.

Bạn đang xem: Cách quản lý phòng kinh doanh 2023

Kinh tế suy thoái sẽ làm lộ ra điểm yếu của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp theo chiến lược này tìm kiếm những điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, và phát hiện ra cơ hội để thâm nhập thị trường, giảm giá một số sản phẩm/dịch vụ để tăng thêm thị phần, hoặc thậm chí tăng giá có chọn lọc để thu thêm lợi nhuận. Những doanh nghiệp có một bảng cân đối tài chính rất ấn tượng, rất nhiều tiền mặt và không phải đi vay nợ, thường hành động theo hướng này. Họ tận dụng thời kỳ suy thoái như là cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn trong cạnh tranh, tìm kiếm nhiều phương thức để nâng cao năng lực cốt lõi và tay nghề chuyên môn ở những lĩnh vực mới trong các ngành công nghệ hoặc các phân đoạn thị trường.

Dù theo hướng nào, trong thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp phải hành động nhanh hơn, tập trung hơn, hiệu quả hơn để đem lại lợi thế cạnh tranh lâu dài trên nền tảng kiểm soát chặt chẽ từ nhiều nguồn. Làm được điều này, doanh nghiệp nên hành động như sau:

Cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết

Gần đây, giá nhiều mặt hàng tăng mạnh, trong đó có những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu và thực phẩm. Đã đến lúc bạn phải xem xét lại ngân sách và xác định một số khoản chi tiêu cần cắt giảm như các dịch vụ hoặc sản phẩm không phải là đồ thiết yếu.

Không có sự tuyệt đối rõ ràng trong xác định một nhu cầu hay mong muốn đó là thiết yếu hay không vì có những thứ có vẻ như không cần thiết với một số người nhưng lại là cần thiết với người khác. Quan trọng là bạn cần cân nhắc các ưu tiên hiện tại của bạn với các mục tiêu dài hạn.

Đánh giá lại doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch ưu tiên

Trước nhất, doanh nghiệp phân tích mức độ chịu đựng của mình đến đâu khi suy thoái tác động đến doanh số bán, chi phí, lợi nhuận cũng như chu kỳ kinh doanh.

Cụ thể, đánh giá lại từng sản phẩm, xem xét các ngành kinh doanh và toàn bộ phạm vi hoạt động, mối liên kết giữa các chuỗi giá trị, sự co dãn của các nhà cung cấp và của khách hàng, của thị trường để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, cũng như cơ hội và đe dọa từ thị trường, từ đối thủ cạnh tranh. Nhìn ra ai là đối thủ mạnh nhất và họ sẽ phản ứng ra sao. Từ đó, xem xét chỗ nào cần cải tiến hoạt động, cắt giảm chi phí, thêm giá trị gia tăng, và có thể khai thác nguồn lực rẻ ở nước nào... để tạo ra giá thành thấp cũng như đa dạng hóa rủi ro về tiền tệ và khách hàng để có sự ưu tiên trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Nếu thấy doanh nghiệp không thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng, không nên giữ trong mình “bệnh sĩ”, phải biết chấp nhận thất bại, khó khăn, và biết chờ đợi, hay thay đổi lĩnh vực kinh doanh.

Thứ hai,soạn ra một loạt những kịch bản trong suy thoái dựa theo kinh nghiệm đã qua và dự kiến cho tương lai, chọn ra ngành kinh doanh hay sản phẩm nào bị tác động nhiều nhất bởi suy thoái và tìm hướng xử lý.

Thứ ba, theo sát các khách hàng của đối thủ cạnh tranh để thâm nhập khi thời cơ thuận tiện. Nếu tài chính cho phép, thì tăng thêm đầu tư cho công tác tiếp thị hoặc nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng chi tiêu cho một số lĩnh vực để sẵn sàng đạt các mục tiêu chiến lược như thay đổi mô hình kinh doanh, các kênh phân phối...

*

Đối với những khách hàng tiềm năng nhất, có nhiều cơ hội sinh lời và tăng trưởng, doanh nghiệp dành những điều kiện thanh toán thuận lợi để thu hút được hoạt động của họ. Đối với những nơi ít hấp dẫn thì đương nhiên cần siết chặt hơn. Doanh nghiệp phải đa dạng hóa khách hàng, vùng tiêu thụ như thế nào để đối phó với những biến động. Ví dụ, trước đây, thị trường chính của tổng công ty thủy sản Minh Phú là Mỹ và Nhật. Khi khủng hoảng vừa xảy ra, Minh Phú đã nhanh chóng đa dạng hóa thị trường, tập trung vào các nước thuộc khu vực Trung Đông. Kết quả, một sản lượng lớn của Minh Phú được tiêu thụ tại thị trường mới mở này.

Thứ tư, những công việc nào tạo ra giá trị nhanh hơn phải được xếp ưu tiên hàng đầu, vì thời gian phản ứng là yếu tố quyết định thành công. Hơn nữa, cũng cần đẩy mạnh hoặc tăng tốc các dự án có thể hoàn vốn nhanh nhất khi kinh tế bắt đầu hồi phục.

Thứ năm, tập trung sức lực vào việc xây dựng một chiến lược dài hạn một cách bài bản, chuẩn bị nguồn lực cho cuộc chạy đua, nắm bắt trước những lĩnh vực cần tuyển mộ và hướng nỗ lực của doanh nghiệp vào phía đó, khi khủng hoảng kết thúc.

Đặt mục tiêu trọng tâm giữ được đơn hàng, giữ được khách hàng, giữ được dòng tiền

Doanh nghiệp phải đặt mục tiêu trọng tâm giữ được đơn hàng, giữ được khách hàng, giữ được dòng tiền không đứt đoạn. Còn thị trường thì còn sản xuất, công nhân còn có công ăn việc làm, doanh nghiệp còn cơ hội tăng tốc khi phục hồi. Như vậy phải chấp nhận đàm phán với khách hàng, giảm giá tăng đơn hàng, cầm cự. Trong quản trị tài chính, cần giảm mọi chi phí đầu tư mở rộng để cấu trúc dòng tiền an toàn nhất. Áp dụng công nghệ để quản lý khép kín chuỗi sản xuất tránh tồn kho cao.

Doanh nghiệp xuất khẩu cũng có thể quay về sân nhà, giảm tải tồn kho một phần với liên kết các nhà phân phối nội địa, sử dụng thương mại điện tử, bán hàng có niêm yết giá thành xuất khẩu và giá thành khuyến mãi bán nội địa…

Cuối cùng, doanh nghiêp tùy thuộc đặc thù riêng mà xây dựng 2 kịch bản từ nay đến hết 2023 là: Các thị trường không suy thoái và các thị trường suy thoái. Các giải pháp quản trị cần bám sát theo 2 kịch bản và theo dõi mọi biến động để chủ động ứng phó.

Giữ bình tĩnh và tiếp tục kế hoạch

Cuộc suy thoái có thể khiến bạn lo lắng, căng thẳng, đặc biệt là khi liên quan đến các khoản đầu tư. Việc khoản đầu tư bị lỗ có thể đáng lo ngại, nhưng điều quan trọng là bạn không nên có những động thái bồng bột.

Để chuẩn bị cho một cuộc suy thoái trong tương lai, bạn chỉ cần xem xét và cân bằng lại một số khoản đầu tư. Có một danh mục đầu tư đa dạng sẽ giúp bạn giảm thiểu thiệt hại trong một thị trường đầy biến động.

Chắc chắn suy thoái kinh tế sẽ khiến mọi người lo lắng. Tuy nhiên, với một kế hoạch cụ thể chuẩn bị trước, bạn có thể kiểm soát tốt tình hình, do đó giảm bớt căng thẳng. Hãy nhớ, không bao giờ là muộn để kiểm tra lại tình hình tài chính và bây giờ là thời điểm phù hợp để bạn bắt đầu.

Ngô Minh Tuấn chia sẻ dưới đây để cập nhật thêm kiến thức về chiến lược kinh doanh

Theo dõiwebsite Học viện CEO Hà Nộiđể cập nhật những kiến thức mới nhất vềquản trị doanh nghiệp.

Kế hoạch là một nội dung và là chức năng quan trọng nhất của quản lý. Bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Vậy mẫu kế hoạch kinh doanh theo quý có nội dung gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết dưới đây.

*
" width="718" height="359" srcset="https://cfldn.edu.vn/cach-quan-ly-phong-kinh-doanh-2023/imager_3_4121_700.jpg 300w, https://cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2023/01/ho-so-xin-giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-1-1024x512.jpg 1024w, https://cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2023/01/ho-so-xin-giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-1-768x384.jpg 768w, https://cfldn.edu.vn/wp-content/uploads/2023/01/ho-so-xin-giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-1.jpg 1280w" sizes="(max-width: 718px) 100vw, 718px"/>Mẫu kế hoạch phòng kinh doanh

Kế hoạch là gì?

Kế hoạch là một nội dung và là chức năng quan trọng nhất của quản lý. Bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Kế hoạch cũng là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu định trước. Kế hoạch là xác định mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.

Kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lối hành động mà một công ty hoặc cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo. Kế hoạch có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm. Việc làm kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của ta tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai.

Tầm quan trọng của kế hoạch hoá

– Kế hoạch hóa là cần thiết để có thể ứng phó với những yếu tố bất định và những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp.

– Kế hoạch hóa làm cho các sự việc có thể xảy ra theo dự kiến ban đầu và sẽ không xảy ra khác đi. Mặc dù ít khi có thể dự đoán chính xác về tương lai và các sự kiện chưa biết trước có thể gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch, nhưng nếu không có kế hoạch thì hành động của con người đi đến chỗ vô mục đích và phó thác may rùi, trong việc thiết lập môi trường cho việc thực hiện nhiệm vụ, không có gì quan trọng và cơ bản hơn việc tạo khả năng cho mọi người biết được mục đích và mục tiêu của họ, biết được những nhiệm vụ để thực hiện, và những đường lối chỉ dẫn để tuân theo trong khi thực hiện các công việc.

– Những yếu tố bất định và hay thay đổi khiến cho công tác kế hoạch hóa trở thành tất yếu. Chúng ta biết rằng tương lai thường ít khi chắc chắn, tương lai càng xa, tính bất định càng lớn. Ví dụ, trong tương lai khách hàng có thể hủy bỏ các đơn hàng đã ký kết, có những biến động lớn về tài chính và tiền tệ, giá cả thay đổi, thiên tai đến bất ngờ… Nếu không có kế hoạch cũng như dự tính trước các giải pháp giải quyết những tình huống bất ngờ, các nhà quản lý khó có thể ứng phó được với những tình huống ngẫu nhiên, bất định xảy ra và đơn vị sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn và tin cậy cao thì kế hoạch hóa vẫn là cần thiết, bởi lẽ kế hoạch hóa là tìm ra nhũng giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra.

Xem thêm: Cách Kinh Doanh Chăn Ga Gối Đệm 2023, Bí Quyết Kinh Doanh Chăn Ga Gối Nệm Hiệu Quả

– Kế hoạch hóa sẽ chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, vì kế hoạch hóa bao gồm xác định công việc, phối hợp hoạt động của các bộ phận trong hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống. Nếu muốn nỗ lực của tập thể có hiệu quả, mọi người cần biết mình phải hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể nào.

– Kế hoạch hóa sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, bởi vì kế hoạch hóa quan tâm đến mục tiêu chung đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Nếu không có kế hoạch hóa, các đơn vị bộ phận trong hệ thống sẽ hoạt động tự do, tự phát, trùng lặp, gây ra những rối loạn và tốn kém không cần thiết.

– Kế hoạch hóa có vai trò to lớn làm cơ sở quan trọng cho công tác kiểm tra và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cả hệ thống nói chung cũng như các bộ phận trong hệ thống nói riêng.

Mẫu kế hoạch kinh doanh theo quý

BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH

Giới thiệu chung:

1.1 Đối tượng

1.2 Nhiệm vụ

1.3 Mấu chốt cơ bản để thành công

Tóm tắt kinh doanh

2.1 Quyền sở hữu công ty

2.2 Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp

Mô tả lịch sử của dự án – sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính.

2.3 Các sản phẩm và dịch vụ

Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/ cung cấp

2.4 Vị trí của công ty và các điều kiện thuận lợi

Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng các cơ hội của các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh như bán lẻ, định hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa điểm cũng như tiếp cận nguồn nguyên liệu thơ, tiếp cận thị trường và các kênh phân phối, các phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả & giá lao động lành nghề rẻ…

Các sản phẩm và các dịch vụ

3.1 Mô tả sản phẩm và dịch vụ:

Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đã là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có.

3.2 So sánh sự cạnh tranh

Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì?

3.3 Ấn phẩm quảng cáo chào hàng

3.4 Tìm nguồn

Xác định các nguồn khác nhau về nguyên liệu thơ và nhân công và khả năng sẵn có trong năm nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất liên tục. Dự tính những vấn đề có thể xảy ra với các nguồn và tìm kiếm các giải pháp.

3.5 Công nghệ

Xác định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất và dự tính những chi phí chính xác. Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng với quy mơ vừa phải, bắt đầu từ một tồ nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa điểm và có trang thiết bị máy móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao..

3.6 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai

Phân tích thị trường

4.0 Tóm tắt

4.1 Phân đoạn thị trường

Mơ tả tồn cảnh địa lý (đó là nơi mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhóm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó.

2 Phân tích ngành2. 1 Các thành viên tham gia đến ngành

Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, có thể cũng như các tính cách của họ và hồ sơ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, thực tiễn mua hàng, các kênh tiêu dùng, cách sống và thị hiếu nhằm mục đích đảm bảo rằng sản phẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu và cũng như những mong muốn của họ. Nếu họ là các tổ chức khác hoặc các doanh nghiệp, khối lượng tiêu dùng của họ và tiến trình tạo ra quyết định trong việc mua sản phẩm và thanh tốn cũng nên được xem xét đến.

2. 2 Các kiểu phân phối.

Lựa chọn kênh phân phối đạt kết quả nhất về sản phẩm/dịch vụ xem xem sản phẩm/dịch vụ nên được trực tiếp bán cho các khách hàng hay bán thông qua trung gian.

2. 3 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng2. 4 Các đối thủ cạnh tranh chính

Miêu tả những đối thủ cạnh tranh hiện có mặt trong khu vực thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp của bạn

3 Phân tích thị trường

5 Chiến lược và việc thực hiện

0 Tóm tắt1 Chiến lược Marketing

Hình thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược quảng cáo. Đây là sự cần thiết cho một doanh nghiệp mới nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và cạnh tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có.

1. 1 Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường1. 2 Chiến lược giá cả

Lựa chọn chiến lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp

1. 3 Chiến lược hỗ trợ

Quảng cáo là cần thiết để hấp dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm của bạn và không mua của các đối thủ cạnh tranh của bạn nhằm mục đích đạt được những doanh thu dự tính. Hỗ trợ bán hàng nói chung được chia thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán hàng cho cá nhân. Cần phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong kế hoạch kinh doanh.

1. 4 Chiến lược phân phối

Xác định người trung gian tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu chỉ tiêu

1. 5 Chương trình marketing2 Chiến lược bán hàng2. 1 Dự báo bán hàng

Dự tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm trên cơ sở tối thiểu là 5 năm tiếp theo. Đây là một yếu tố chính của kế hoạch kinh doanh. Thực tế hơn, đó là sự chính xác hơn những dự tính khác có thể.

2. 2 Kế hoạch bán hàng3 Liên minh các chiến lược4 Dịch vụ và hỗ trợ

Mơ tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng các sản phẩm/dịch vụ chính nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách hàng.

5 Các điểm mốc quan trọng

Quản lý

0 Tóm tắt1 Cơ cấu tổ chức

Xác định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý kinh doanh và khía cạnh chuyên mơn. Chuẩn bị một sơ đồ tổ chức mà trong đó từng chức năng được minh họa cụ thể.

2 Nhóm quản lý

Mơ tả nhân sự chủ chốt trong nhóm quản lý về mặt hiểu biết, kinh nghiệm quan hệ kinh doanh, trình độ học vấn và trách nhiệm của họ trong kinh doanh

3 Sự khác biệt của nhóm quản lý4 Kế hoạch nhân sự

Dựa vào biểu đồ tổ chức xác định kế hoạch để thuê nhân sự cấn thiết, chuẩn bị phần miêu tả công việc, các tiêu chí để lựa chọn, tiền thù lao và các phụ cấp khác cho nhân viên.

5 Xem xét các phần quản lý khác Kế hoạch tài chính1 Những giả định quan trọng

Đưa ra những điều kiện quan trọng mà thiếu chúng phần kế hoạch tài chính có thể bị thất bại.

2 Các chỉ số tài chính cơ bản3 Phân tích điểm hồ vốn

Điểm hồ vốn là mức sản xuất mà ở đó doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc cũng không bị lỗ. Sản xuất trên mức này sẽ có lãi và sản xuất dưới mức này sẽ làm doanh nghiệp bị lỗ. Điểm này có thể được tính tốn bằng giá trị sản lượng sản xuất, tỉ lệ % hoặc doanh thu.

4 Lỗ lãi dự kiến

Bản báo cáo lãi, lỗ cho biết kết quả của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định ( tháng hoặc năm). Nó có thể được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động trong cùng thời gian.

5 Dự kiến lưu chuyển tiền mặt

Báo cáo lưu chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp cho biết các nguồn (đầu vào) và việc sử dụng (đầu ra) tiền trong kinh doanh của năm đó. Bằng cách lập kế hoạch về lưu chuyển tiền mặt của doanh nghiệp, bạn sẽ dự tính được khi nào bạn cần một khoản tiền mặt bổ sung và khi nào bạn có thể có thêm một khoản tiền dư. Nếu bạn vay từ ngân hàng thì họ sẽ phải biết kế hoạch lưu chuyển tiền mặt của bạn.

6 Bản dự tính cân đối kế tốn

Bảng cân đối kế tốn là báo cáo tài sản (tích sản) và trái vụ nghĩa vụ tài chính, đưa ra một bức tranh về tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, ví dụ vào cuối name

7 Tỉ lệ kinh doanh

Trong phần cuối của kế hoạch kinh doanh, cần thiết phải kiểm tra tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Liệu lợi nhuận của năm đầu tiên có đủ để trả nợ và hồn trả lãi suất không? Điều gì xẩy ra với khả năng sinh lời dự kiến nếu chi phí nguyên liệu thơ tăng 10%? Cái gì nếu dự tốn doanh thu chỉ có 80% là hiện thực ? Doanh nghiệp có thể phải có nghĩa vụ trả lãi bằng tiền mặt hàng tháng ? Các tỉ lệ tài chính khác nhau được sử dụng để trả lời tất cả các vấn đề như vậy.

Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu về mẫu kế hoạch kinh doanh theo quý. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.