Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Trên Một Trang Giấy 2023 Chi Tiết

-

Bạn sẽ không thể đưa ra bản kế hoạch chiến lược của bạn nếu bạn không chắc chắn chính xác bạn đang muốn đạt được mục tiêu gì, và kết quả là, bạn không biết những lĩnh vực kinh doanh nào bạn cần tập trung để đạt được những mục tiêu đó.Sau nhiều năm làm việc với các công ty và các chính phủ lớn nhỏ để phát triển những chiến lược thành công, tôi tin rằng công cụ chiến lược giá trị nhất là một tài liệu rõ ràng và súc tích – cách tốt hơn cả là một tài liệu một trang mà mọi người trong công ty có thể dễ dàng hiểu được nó.

Bạn đang xem: Cách lập kế hoạch kinh doanh trên một trang giấy 2023

Để giúp các doanh nghiệp tạo ra chiến lược một trang của họ, Bernard Marr đã xây dựng Bảng Chiến lược SMART. Nó được chia thành sáu phần đơn giản, tạo thành sáu khu vực quan trọng mà mọi chiến lược kinh doanh đều nên đề cập đến.

*

Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào từng phần:

Mục đích

Trong phần này, bạn cần tạo ra một tình huống và đưa ra một bối cảnh tổng thể cho chiến lược của bạn bằng cách đặt ra một kế hoạch rõ ràng và cẩn thận, với những thuật ngữ đơn giản, chính xác những gì doanh nghiệp của bạn đang muốn đạt được. Một phương pháp tốt để làm việc này là trình bày mục đích và tham vọng của bạn. Đây là hai tuyên bố khác nhau, thực hiện các công việc khác nhau.

Mục đích (hoặc sứ mệnh) của bạn nên là một tuyên bố ngắn gọn, đơn giản thể hiện lý do doanh nghiệp của bạn tồn tại. Giống như cái tên của mình, nó trả lời cho câu hỏi, “Mục đích của chúng ta là gì?”. Một tuyên bố sứ mệnh thường được dự định sử dụng trong nội bộ. Nó truyền đạt những dự định của công ty bạn, thúc đẩy các nhà đầu tư nội bộ và xác định công tý của bạn sẽ thành công như thế nào. Nó nên bao gồm mục tiêu khách hàng của bạn, dịch vụ hoặc sản phẩm nào bạn cung cấp và điều gì làm cho sản phẩm của bạn trở nên độc nhất.

Một tuyên bố tham vọng (hoặc tầm nhìn) định nghĩa là những điều tổ chức muốn đạt được trong tương lai, nó sẽ chỉ ra điểm đến của công ty bạn. Hãy sẵn sàng trình bày nó với các nhà đầu tư cả bên trong lẫn bên ngoài, một bài diễn thuyết về tầm nhìn thể hiện tham vọng của bạn sẽ là một cách truyền cảm hứng rất tốt. Một tuyên bố tầm nhìn tốt sẽ cổ động nhân viên hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất, khuyến khích khách hàng của bạn lựa chọn công ty của bạn mà không phải đối thủ, và tạo cảm hứng cho các cổ đông tiếp tục đầu tư vào công việc kinh doanh.

Khách hàng

Phần này đề cập đến sự hiểu biết về khách hàng của bạn, cụ thể là: bạn đã biết những gì về họ, những gì bạn chưa biết, và những gì bạn cần để nếu bạn muốn thực hiện thành công chiến lược của bạn.

Đây là hai yếu tố chính: thị trường mục tiêu của bạn và định hướng giá trị của bạn.

Trước tiên, bạn cần tìm ra thị trường mục tiêu của bạn là ai. Ví dụ: Bạn đang nhắm đến một thành phần nào, khu vực địa lý cụ thể hoặc đối tượng xã hội nào? Hãy xác định chính xác những gì bạn cần biết về thị trường mục tiêu để tăng cơ hội thành công của bạn.

Tiếp theo, bạn cần làm rõ định hướng giá trị của bạn, điều này có nghĩa là bạn sẽ đem đến cái gì cho thị trường mục tiêu của mình. Về cơ bản, bạn cần phải xác định lý do tại sao khách hàng sẽ chọn bạn. Đó là do chất lượng sản phẩm, sự tân tiến, dịch vụ chăm sóc khách hàng, giá, hay do cái gì khác nữa?

Tài chính

Trong phần này, bạn cần phải nêu rõ các mục tiêu tài chính và các tham vọng của công ty. Mô hình kinh doanh của bạn là gì? Chiến lược của bạn sẽ tạo ra doanh thu như thế nào? Mục tiêu doanh thu cụ thể của bạn là gì? Lợi nhuận, dòng tiền và mục tiêu tăng trưởng sẽ là những gì? Ngoài ra, bạn nên xem xét cách bạn sẽ huy động tài chính cho chiến lược của bạn. Điều quan trọng là bạn có đủ ngân quỹ để triển khai chiến lược của mình một cách chính xác.

Phần này sẽ phụ thuộc vào mảng “khách hàng”, từ việc xác định thị trường mục tiêu và định hướng giá trị, bạn có thể xác định chính xác bạn sẽ dẫn dắt sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận như thế nào.

Các hoạt động

Ở đây, bạn cần xem xét cẩn thận các hoạt động của mình hoặc những điều bạn cần tập trung trong nội bộ tổ chức và xem chúng đã đủ tốt để bạn có thể triển khai chiến lược hay không. Phần này sẽ được chia làm hai: đối tác và năng lực cốt lõi.

Hãy bắt đầu bằng việc xác định những đối tác, nhà phân phối, nhà cung cấp hoặc các bên khác sẽ là những yếu tố quan trọng để triển khai chiến lược của bạn. Bạn đã sẵn sàng làm việc với các đối tác này hay bạn phải tạo mối quan hệ mà không có sự chuẩn bị trước nào? Nếu bạn đã làm việc với họ, mối quan hệ đó có bền chặt không? Nếu bạn chưa làm việc với họ, bạn sẽ tạo lập mối quan hệ như thế nào?

Sau đó xem xét năng lực nội bộ của bạn so với các năng lực mà tổ chức cần để thực hiện chiến lược thành công. Xác định có bất kì thiếu soát nào trong năng lực của bạn và, nếu có, bạn dự định làm như thế nào để lấp đầy chúng. Cũng hãy nhìn vào những hệ thống và quy trình nào cần thay đổi hoặc cải thiện để bạn đạt được mục tiêu.

Xem thêm: Cách Có Acc Premium Free Nfa, Tặng Acc Minecraft Premium Free Nfa

Nguồn lực

Mục đích của phần này là xác định chính xác những nguồn lực bạn cần nếu bạn thực hiện chính xác chiến lược. Điều này bao gồm các hệ thống công nghệ thống tin và dữ liệu, cơ sở hạ tầng, con người, tài năng và văn hoá; và giá trị và sự lãnh đạo.

Điều này có nghĩa là bạn cần xem xét cẩn thận một số câu hỏi. Ví dụ, bạn cần những hệ thống công nghệ thống tin và dữ liệu nào? Cơ sở hạ tầng – tài sản, máy móc hoặc nhà xưởng – bạn đang cần gì? Yêu cầu của bạn về tài năng và con người là gì? Bạn đã có đúng người và, nếu không, bạn sẽ tìm kiếm họ như thế nào? Bạn có lên kế hoạch đào tạo nhân viên hiện tại hoặc tuyển dụng những người mới? Và cuối cùng, văn hóa doanh nghiệp và các thành quả lãnh đạo quan trọng nào sẽ cho phép chiến lược này thành công?

Sự cạnh tranh và rủi ro

Phần này thường thiếu trong các tài liệu chiến lược, tuy nhiên nó là mối đe dọa chính mà hầu hết các tổ chức phải đối mặt khi triển khai chiến lược của mình. Do đó, trong phần này, bạn nên xem xét những đối thủ nào bạn sẽ phải đối mặt khi bạn triển khai chiến lược và những rủi ro mà bạn có thể gặp phải trên đường đi.

Hãy tự hỏi mình, ai là đối thủ chính của bạn và tại sao? Những yếu tố bên ngoài nào có thể đe dọa sự thành công của bạn, là rủi ro thị trường, quy định, rủi ro khách hàng hoặc rủi ro cạnh tranh? Các rủi ro về tài chính, hoạt động hoặc nhân tài trong nội bộ mà bạn phải đối mặt là gì? Nhận thức được những mối đe dọa này trước khi bạn bắt đầu triển khai chiến lược của mình là cách tốt nhất để giảm thiểu chúng.

Hãy ghi nhớ rằng, chiến lược không cần phải phức tạp mới có hiệu quả. Trong thực tế, chiến lược càng dễ hiểu càng có khả năng thành công. Vì vậy, Bernard Marr thúc giục tất cả các công ty thử sử dụng chiến lược 1 trang và thử tạo ra Bảng Chiến lược SMART của chính họ.

cfldn.edu.vn triển khai KHUYẾN MÃI THÁNG 3 hỗ trợ khách hàng x2 thời gian triển khai phần mềm. Click vào ảnh để nhận ngay khuyến mãi hấp dẫn từ cfldn.edu.vn.


*

Xây dựng kế hoạch kinh doanh mẫu là nền tảng quan trọng góp phần rất lớn vào sự thành công của dự án kinh doanh. Trong bài viết này, cfldn.edu.vn sẽ giới thiệu đến bạn mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản, mới nhất dành cho doanh nghiệp. Hãy cùng khám phá ngay nhé!


MỤC LỤC NỘI DUNG2. Mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản, hoàn chỉnh3. Cấu trúc cơ bản của bản kế hoạch kinh doanh đơn giản4. Các lưu ý khi viết kế hoạch kinh doanh

1. Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu bằng văn bản mô tả chi tiết cách thức một doanh nghiệp, xác định các mục tiêu và cách thức thực hiện để đạt được các mục tiêu đó. Đây là tài liệu quan trọng được sử dụng cho đối tượng bên ngoài cũng như đối tượng nội bộ của công ty.

*
Kế hoạch kinh doanh là gì?

2. Mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản, hoàn chỉnh

Ngày nay, xây dựng kế hoạch kinh doanh đã đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều khi có sự hỗ trợ của tin học. Do đó, doanh nghiệp dễ dàng thiết bản kế hoạch kinh doanh thông qua hai nền tảng Excel và Word.


NHẬN NGAY 30+ BIỂU MẪU NHÂN SỰ MIỄN PHÍ


Họ và tên *


Email *


Số điện thoại(Zalo) *


Công ty *


Quy mô * 1-15 Nhân sự16-30 Nhân sự31-60 Nhân sự60-200 Nhân sự


Chức vụ *


2.1 Mẫu lập kế hoạch kinh doanh trên Excel

Mẫu kế hoạch kinh doanh trên Excel là công cụ phổ biến và tiện lợi được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Dạng mẫu này cho phép công ty xây dựng, thực thi và kiểm soát kế hoạch dự án vô cùng rõ ràng. Sau đây là mẫu kế hoạch kinh doanh bạn có thể áp dụng:

*
Mẫu lập kế hoạch kinh doanh trên Excel

2.2 Mẫu lập kế hoạch trên Word

Nếu bạn không thành thạo sử dụng các công cụ trên Excel thì Word sẽ là công cụ xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh đơn giản và dễ dàng nhất. Dưới đây là một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh mà bạn có thể tham khảo:

*
Mẫu lập kế hoạch trên Word

3. Cấu trúc cơ bản của bản kế hoạch kinh doanh đơn giản

Để dự án được thông qua và có những kết quả thành công, doanh nghiệp phải nắm rõ cấu trúc cơ bản và đầy đủ của bản kế hoạch kinh doanh mẫu. Thông thường, một mẫu dự án kinh doanh sẽ gồm các phần sau:

3.1 Tóm tắt dự án

Mục tóm tắt dự án là một trong những yếu tố quan trọng nhất được đặt ở vị trí đầu tiên của bản kế hoạch kinh doanh mẫu. Phần này nên trình bày tóm tắt nội dung liên quan đến doanh nghiệp và dự án kinh doanh của công ty như: tuyên bố sứ mệnh, hoạt động mẫu kế hoạch kinh doanhchính của doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, bản tóm tắt kế hoạch…

*
Tóm tắt dự án

3.2 Giới thiệu doanh nghiệp

Một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ không thể thiếu phẩn giới thiệu doanh nghiệp. Đây sẽ là phần mang đến cho khách hàng bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp của bạn. Ở mục này đơn vị có thể cung cấp một số bức ảnh về chính doanh nghiệp mình, địa chỉ công ty, tên người điều hành, lịch sử hình thành công ty…

*
Giới thiệu doanh nghiệp

3.3 Sản phẩm và dịch vụ

Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh là phần quan trọng phải được đề cập trong mẫu kế hoạch kinh doanh. Bạn nên giải thích chi tiết, chính xác về các sản phẩm, dịch vụ mà công ty mình cung cấp.

*
Sản phẩm và dịch vụ

Thông thường, phần sản phẩm và dịch vụ sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:

Giải thích về cách sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn hoạt động
Mô hình định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
Những khách hàng mà bạn muốn hướng tới
Chiến lược bán hàng và phân phối của bạnƯu điểm về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn so với các đối thủ cạnh tranh đang cung cấp
Cách bạn dự định thực hiện các đơn đặt hàng

3.4 Phân tích thị trường

Phân tích thị trường sẽ giúp công ty nhận biết rõ thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh điểm yếu của họ. Bên cạnh đó, phần này sẽ mô tả nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp và mức độ cạnh tranh của đơn vị so với ngành.

*
Phân tích thị trường

3.5 Kế hoạch Marketing và bán hàng

Mẫu kế hoạch truyền thông, Marketing và bán hàng nhằm mục đích để doanh nghiệp giải thích chiến lược tiếp thị và cách thức thực hiện nó. Do đó, bạn nên trình bày rõ ràng kênh phân phối, chiến lược quảng cáo để giúp sản phẩm lan tỏa và tiếp cận khách hàng được tốt hơn.

*
Kế hoạch Marketing và bán hàng

Đặc biệt, bạn có thể nêu rõ và minh chứng những điểm mạnh, điểm khác biệt của doanh nghiệp mình so với đối thủ. Điều này sẽ giúp bản kế hoạch kinh doanh của đơn vị tạo được lòng tin với đối tác và khách hàng tốt hơn.

3.6 Kế hoạch tài chính

Bạn quan tâm đến các bộ biểu mẫu OKRs bao gồm: quy trình áp dụng vào Doanh nghiệp, form check-in OKRs, timeline áp dụng OKRs,… Nhận bộ biểu mẫu OKRs miễn phí ngay bên dưới.