CÁCH KINH DOANH HÀNH TỎI 2023 ), HÀNH, TỎI KINH MÔN

-

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ xuất bán hành, tỏi thô, nhiều người dân ở thị xã Kinh Môn (Hải Dương) còn đầu tư thiết bị chế biến hành phi cung cấp nhu cho cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bạn đang xem: Cách kinh doanh hành tỏi 2023


Cây trồng giá trị cao

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, vụ đông 2022 – 2023, diện tích hành củ, tỏi của tỉnh đạt khoảng 6.252 ha. Trong đó, diện tích hành củ là 5.785ha, tỏi là 467ha, được trồng tập trung ở Kinh Môn với 3.811ha, Nam Sách với 2.164ha, TP Hải Dương với 246ha, Kim Thành là 208ha. Riêng tỏi được trồng chủ yếu ở Kinh Môn với 232ha.


Nông dân đang thu hoạch hành (ảnh: Báo tin tức)


Tổng sản lượng hành, tỏi toàn tỉnh Hải Dương ước đạt 116.400 tấn. Trong đó, hành đạt 110.000 tấn, tỏi 6.400 tấn. Hành đầu vụ (từ cuối tháng 12 đến hết tháng 1) có giá cao, ổn định ở mức 25 – 27 nghìn đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm trước khoảng 5 -7 nghìn đồng/kg. Hiện tại, giá hành dao động từ 15 – 18 nghìn đồng/kg. Riêng hành tỏi đem về cho nông dân Hải Dương khoảng 2.100 tỷ đồng.

So với năm trước, giá hành, tỏi năm nay cao gấp đôi nên người trồng rất phấn khởi. Nếu trước đây ruộng thường chỉ trồng 2 vụ lúa, sau khi trừ đầu trừ đuôi thu nhập còn lại rất thấp, đó là còn chưa kể ruộng còn phải để không 3 tháng mùa đông. Nhưng hiện, nhà nào cũng trồng từ 1 đến vài mẫu ruộng hành, tỏi, sản xuất vụ mùa đông lại thành vụ hàng hóa chính.

Ông Nguyễn Văn Thành – Kinh Môn cho biết, năm nay nhà ông trồng 12 sào hành, mỗi sào thu hoạch được 5 -6 tạ, bán được 150 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi sào hành cho lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng.

Trồng hành, tỏi chỉ mất 3 – 4 tháng nhưng tính ra 1 sào thu bằng cả 1 mẫu lúa. Với 4 khẩu, một năm 2 vụ lúa, 1 vụ hành, tỏi, thu nhập bình quân khoảng 70 triệu đồng/người/năm – ông Thành chia sẻ.

Theo Bà Phạm Thị Đào - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, thu nhập bình quân từ trồng hành của nông dân Hải Dương năm nay dao động từ 10 - 15 triệu đồng/sào, từ 275 - 415 triệu đồng/ha. Có thời điểm như từ ngày 15 - 20/1, nông dân thu hoạch 1 sào hành cho thu nhập từ 18 - 23 triệu đồng. Tính bình quân cả vụ đông 2023, lãi thuần từ trồng hành ước đạt 6 - 10 triệu đồng/sào, tương ứng 170 - 270 triệu đồng/ha.

Năm 2017, hành, tỏi Kinh Môn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể”. Sản phẩm này cũngđược bán phổ biến tại cả các chợ truyền thống, lẫnsiêu thị và sàn thương mại điện tử. Do được quan tâm, đầutư đúng hướng, hành, tỏi đã và đang trở thành đặc sản nông nghiệp, giúp người dân vùng Kinh Môn trở lên giàu có, sung túc.

Nâng cao giá trị

Nhờ được trồng trên vùng đất bán sơn địa, phù sa màu mỡ, khí hậu thích hợp, người nông dân giàu kinh nghiệm từ khâu chọn giống, chăm sóc và bảo quản, nên hành, tỏi Kinh Môn được đánh giá cao về chất lượng. Hành, tỏ có củ to, chắc, hương vị thơm cay đặc biệt, khó nơi nào sánh kịp.

Xem thêm: Có cách đổi tiền từ thẻ điện thoại thành tiền mặt không nhỉ?

Không chỉ bán sản phẩm thô, nhiều người dân Hải Dương còn đầu tư thiết bị, học hỏi kinh nghiệm chế biến sản phẩm hành phi cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo chị Nguyễn Thị Hồng - chủ cơ sở hành phi xã ở Lạc Long, nhờ có độ thơm, ngon và vị ngọt đặc trưng mà hành phi Kinh Môn những năm gần đây dần dần thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Điểm thuận lợi là nguyên liệu làm hành phi chúng tôi lúc nào cũng có sẵn nên có thể cung cấp cho khách hàng cần số lượng lớn bất kỳ lúc nào.

Ngoài ra, chúng tôi tìm đầu mối để xuất bán hành phi sang Trung Quốc. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm hành tỏi của chính nông dân như chúng tôi - chị Hồng chia sẻ.


Chính quyền và người dân huyện Kinh Môn đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất Viet
Gap trên nhiều diện tích trồng hành, tỏi để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và chất lượng


Được biết, trong số các sản phẩm OCOP của Kinh Môn được UBND tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận, có nhiều sản phẩm 3 sao, 4 sao đều từ thế mạnh cây hành, cây tỏi, như: Tỏi đen Vietkiga, rượu tỏi (4 sao), tỏi mật, vang tỏi đen Vietkiga, siro tỏi đen Vietkiga, hành khô Kinh Môn, tỏi khô Kinh Môn (3 sao). Hiện, sản phẩm tỏi đen và các sản phẩm từ tỏi có mặt tại hơn 30 tỉnh, thành phố trong cả nước và được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp, Hàn Quốc và Cộng hòa Séc.

Theo ông Trương Đức San – Chủ tịch UBND Thị trấn Kinh Môn, địa phương đã đặt vấn đề với doanh nghiệp Nhật Bản, họ đã mang giống tỏi của Nhật về Việt Nam trồng, hiện đã trồng ở Kinh Môn. Đồng thời, họ đã lấy giống tỏi của Việt Nam trồng kiểm nghiệm bên Nhật. Nếu tỏi nông dân Kinh Môn trồng đạt tiêu chuẩn công nghệ của Nhật thì họ sẽ ký kết hợp đồng. Người dân Kinh Môn sẽ có sản phẩm có thương hiệu và đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản, có thể xuất khẩu sang Nhật, nâng cao giá trị cây trồng. Hiện tỏi đã lên và đang trong quá trình chăm bón.

Hiện nay, chính quyền và người dân huyện Kinh Môn đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất Viet
Gap trên nhiều diện tích trồng hành, tỏi để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và chất lượng. Hành, tỏi Kinh Môn không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Australia, Liên minh châu Âu (EU)…

Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Phương Tới (54 tuổi) ở khu phố Sơn, phường Khắc Niệm (thành phố Bắc Ninh) là một trong những tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi. Nhờ phát triển nghề bóc vỏ hành, tỏi ông tạo việc làm ổn định cho nhiều người dân địa phương.

*

CCB Nguyễn Phương Tới hướng dẫn người lao động sơ chế hành khô.

Sau 4 năm tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, năm 1985 ông Nguyễn Phương Tới xuất ngũ trở về địa phương xây dựng gia đình. Bươn trải với nhiều nghề, từ làm ruộng đến thợ xây, buôn bán gia cầm, năm 1997 ông Tới mạnh dạn đầu tư hơn 30 triệu đồng thu mua hành, tỏi về bóc vỏ, cung cấp cho các tiểu thương ở chợ Nhớn, chợ Đọ Xá, chợ Cầu Kim (thành phố Bắc Ninh), chợ Giầu (thị xã Từ Sơn), chợ Sơn (Tiên Du)… CCB Nguyễn Phương Tới cho biết: “Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Bắc Ninh phát triển nhanh chóng, nhất là việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. Đây là điều kiện thuận lợi để tôi từng bước mở rộng thị trường, đưa sản phẩm hành, tỏi đến các nhà hàng, khách sạn và các công ty sản xuất, chế biến thực phẩm”. Năm 2016, ông Tới vào thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu mô hình bóc vỏ các loại hành, tỏi tự động và quyết tâm đầu tư hơn 60 triệu đồng lắp đặt hệ thống máy bóc vỏ hành, tỏi. CCB Nguyễn Phương Tới chia sẻ: “Trước đây, công việc tách nhánh và bóc vỏ hành, tỏi mất rất nhiều thời gian, công sức, nên nhiều lần lỡ hẹn với khách hàng. Từ khi trang bị máy móc vào sản xuất, mang lại nhiều lợi ích: giảm chi phí và sức lao động; nâng công suất từ 7 đến 8 tạ/ngày (bóc vỏ thủ công) lên 2 đến 2,5 tấn/ngày… Không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, các sản phẩm hành, tỏi của ông Nguyễn Phương Tới dần dần được Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn) và các tiểu thương, nhà hàng… tin tưởng thu mua mỗi tháng từ 50 đến 60 tấn, đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm. CCB Nguyễn Phương Tới cho biết: “Hiện nay, gia đình tôi thu mua mỗi ngày từ 2 đến 3 tấn hành, tỏi ở khắp nơi như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng…”. Nhờ có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, đến nay, cơ sở sản xuất hành, tỏi của CCB Nguyễn Phương Tới tạo việc làm cho gần 30 lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 4 đến 6 triệu đồng/người/tháng. Chị Nguyễn Thị Dinh ở khu phố Sơn (Khắc Niệm) làm việc tại cơ sở của ông Tới cho biết: “Nghề này rất dễ làm, phù hợp với người cao tuổi và phụ nữ. Ngoài công việc ruộng đồng, nghề bóc vỏ hành, tỏi giúp gia đình tôi tăng thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống”. Đồng chí Nguyễn Phương Dự, Chủ tịch Hội CCB phường Khắc Niệm cho biết: “Với quyết tâm, ý chí, nghị lực, phẩm chất đáng quý của “Bộ đội Cụ Hồ”, CCB Nguyễn Phương Tới không chỉ làm kinh tế giỏi, mà còn tích cực tham gia công tác xã hội, gương mẫu thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động của địa phương như: “Chung tay xây dựng Nông thôn mới”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ông Tới xứng đáng là tấm gương để người dân và các hội viên CCB địa phương học tập noi theo”.


Phong Vân

Nông nghiệp



Bản quyền thuộc Báo Bắc Ninh